cropped-2.png

Các chỉ số và công cụ đo lường hiệu quả Marketing Online

Các chỉ số và công cụ đo lường hiệu quả Marketing Online là cách thức giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác hơn về mức độ thành công của chiến dịch mình đã triển khai. Vậy khi đo lường, chúng ta cần quan tâm đến các chỉ số nào để đánh giá khách quan nhất? Hãy cùng 1ECOM tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  1. Vì sao doanh nghiệp cần phải đo lường hiệu quả các chiến dịch Marketing Online?
    Đo lường hiệu quả các chiến dịch Marketing là chìa khóa để tối ưu tất cả các quy trình. Vậy việc đo lường giúp gì cho sự thành công của chiến dịch Marketing Online? 1ECOM sẽ liệt kê các lợi ích tuyệt vời từ việc đo lường hiệu quả chiến dịch Marketing như sau:

Giúp doanh nghiệp đánh giá được kết quả cuối cùng của chiến dịch Marketing mang lại như thế nào so với mục tiêu ban đầu từ đó rút ra kinh nghiệm để cải thiện cho các chiến dịch về sau.
Giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được phản ứng của thị trường đối với các sản phẩm mới, dịch vụ mới, khách hàng mục tiêu, thị trường tiềm năng và các chiến dịch mới như thế nào. Từ đó, doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng đánh giá thị hiếu và xu hướng mua sắm, lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng hơn.
Giúp doanh nghiệp so sánh kết quả đạt được so với chỉ số hiệu suất ngành có hiệu quả hay không? Bên cạnh chỉ số hiệu suất ngành thì doanh nghiệp cũng có thể so sánh với hệ quy chiếu đã thiết lập trước đó. Nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ sớm phát hiện ra chiến dịch có đang gặp phải vấn đề gì không? Vì sao kết quả chưa đạt được so với chỉ số hiệu suất ngành hoặc hệ quy chiếu doanh nghiệp thiết lập?
Đối với các nền tảng quảng cáo, việc đo lường cũng giúp doanh nghiệp xem chiến dịch hiệu quả không và AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ tự động đề xuất cải thiện chiến dịch Marketing của doanh nghiệp trên các nền tảng quảng cáo tốt hơn.

  1. Các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing Online
    Để đánh giá hiệu quả của chiến dịch Marketing Online, doanh nghiệp có thể dựa trên mục tiêu ban đầu để theo dõi các chỉ số cụ thể cho mỗi giai đoạn hoạt động và lên kế hoạch triển khai chúng trên các kênh trực tuyến phù hợp. Mỗi kênh này có nhiều công cụ đo lường khác nhau.

Ví dụ, nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tạo ra 100 đơn hàng mỗi tháng, với với ngân sách 10.000.000 đồng, triển khai chiến dịch quảng cáo trên kênh Facebook, thì chỉ số cần đo lường là tỷ lệ chuyển đổi từ quảng cáo trên Facebook thành đơn hàng thực tế. Điều này sẽ giúp đo lường hiệu quả chiến dịch đối với mục tiêu ban đầu.

Dưới đây, 1ECOM sẽ chia sẻ cho bạn các chỉ số đo lường phổ biến.

2.1. Cost Per Wafer – Chi phí cho mỗi đơn hàng (CPW)
CPW (Cost Per Wafer) là chỉ số cho biết với số tiền doanh nghiệp bỏ ra thì chi phí dành cho mỗi đơn hàng là bao nhiêu. Chỉ số này giúp doanh nghiệp đo lường trên nhiều kênh khác nhau như Facebook, Google, Instagram, Youtube,… để xác định đâu là thị trường mạnh nhất của mình và đưa ra giải pháp phù hợp cho từng kênh Marketing.

Ví dụ cách tính chi phí cho mỗi đơn hàng (CPW):

Một doanh nghiệp đã chi 5 triệu đồng cho quảng cáo trên trang web của họ. Sau chiến dịch, họ thu được 200 đơn hàng mới. Lúc này CPW của công ty sẽ tính như sau:

CPW = Tổng chi phí quảng cáo / Số lượng đơn hàng mới

CPW = 5,000,000 đồng / 200 đơn hàng

CPW = 25,000 đồng

Vậy CPW của công ty là 25,000 đồng. Điều này có nghĩa là họ đã trả trung bình 25,000 đồng cho mỗi đơn hàng mới được tạo ra trong chiến dịch quảng cáo trực tuyến này.

2.2. Cost Per Lead – Chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng (CPL)
CPL (Cost Per Lead) là chỉ số thể hiện chi phí bỏ ra cho 1 khách hàng tiềm năng. Đích đến của CPL chính là tạo ra các Lead, tức là thu về thông tin những khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm và có nhu cầu mua hàng chứ không phải sẵn sàng 100% bỏ tiền mua hàng. Nghĩa là khách hàng có tìm đến sản phẩm của mình thông qua các hoạt động Marketing Online như chạy quảng cáo trên các trang thông tin và để lại tin nhắn, trao đổi sản phẩm và hỏi giá hay không? Và để thu được 1 lượt tiếp cận khách hàng tiềm năng thì doanh nghiệp đã phải bỏ ra bao nhiêu tiền?

Ví dụ cách tính chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng (CPL):

Một công ty tiếp thị trực tuyến đã chi chi 5 triệu đồng vào quảng cáo trực tuyến để thu hút khách hàng tiềm năng cho sản phẩm mới. Trong chiến dịch này, họ thu được 100 khách hàng tiềm năng. Để tính CPL, công ty này chỉ cần chia tổng chi phí (5 triệu đồng) cho số lượng khách hàng tiềm năng mới:

CPL = Tổng chi phí/Số lượng khách hàng tiềm năng

CPL = 5,000,000 đồng/100 khách hàng tiềm năng

CPL = 50,000 đồng

Vậy họ đã trả trung bình 50,000 đồng để thu hút mỗi khách hàng tiềm năng mới trong chiến dịch quảng cáo này.

2.3. Customer Acquisition Cost – Chi phí sở hữu khách hàng (CAC)
Một trong những chỉ số đánh giá chiến lược Marketing Online quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm chính là chi phí để có được một khách hàng mới (CAC). Chỉ số CAC có thể đánh giá được sự thành công của chiến dịch Marketing Online và xem chiến dịch có tạo ra giá trị bền vững hay không? CAC cũng là con đường tắt giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn trong các chiến dịch Marketing Online của mình.

Ví dụ cách tính chi phí sở hữu khách hàng (CAC):

Một công ty đầu tư 50 triệu đồng vào chiến dịch quảng cáo trực tuyến và thu được 500 khách hàng mới sau đó.

CAC = Tổng chi phí quảng cáo / Số lượng khách hàng mới

CAC = 50,000,000 đồng / 500 khách hàng

CAC = 100,000 đồng

Vậy chi phí trung bình để thu hút một khách hàng mới trong chiến dịch quảng cáo này là 100,000 đồng.

2.4. Click Through Rate – Tỷ lệ click (CTR)
CTR (Click Through Rate) là chỉ số đo lường trong SEO và quảng cáo Adwords. Chỉ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm người dùng đã xem quảng cáo và nhấp vào quảng cáo đó. Chỉ số CTR thường dùng để đánh giá hiệu quả marketing của các chiến dịch quảng cáo, từ khóa và đo lường chất lượng nội dung trang đích (Landing Page).

Ví dụ cách tính tỷ lệ click (CTR):

Một quảng cáo trên trang web hiển thị 10.000 lượt, thu hút 100 lượt nhấp chuột (click). Để tính CTR, chúng ta sử dụng công thức như sau:

CTR = (Số lượt click / Số lượt hiển thị) * 100

CTR = (100 / 10,000) * 100 = 1

Vậy tỷ lệ click (CTR) của quảng cáo này là 1%. Để tăng CTR thì nội dung cần được tối ưu sao cho hấp dẫn người xem hơn.

2.5. Cost Per Action – Chi phí trên hành động (CPA)
CPA (Cost Per Action) là chỉ số giúp doanh nghiệp biết được chi phí phải trả cho mỗi hành động của khách hàng là bao nhiêu. Cụ thể, mỗi khi khách hàng có bất cứ hành động nào như: hoàn thành biểu mẫu, cài đặt ứng dụng, đăng ký dùng thử, đăng ký tư vấn,… thì doanh nghiệp đều phải trả tiền cho những hành động này.

Từ đó, doanh nghiệp sẽ biết được cần bao nhiêu để chi trả trên một khách hàng để từ một người truy cập thông thường trở thành một khách hàng sẵn sàng chi trả tiền cho sản phẩm của mình. Chỉ số CPA thường được dùng đo lường các hoạt động Marketing Online như: Affiliate Marketing, Social Media Marketing,…

Ví dụ cách tính chi phí trên hành động (CPA):

Một công ty tiếp thị trực tuyến đã chi 10 triệu đồng trong một chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội để thu hút đăng ký mới cho newsletter của họ. Trong chiến dịch này, họ thu được 500 lượt đăng ký mới. CPA của họ được tính như sau:

CPA = Tổng chi phí / Số lượng hành động hoàn thành

CPA = 10,000,000 đồng / 500 đăng ký

CPA = 20,000 đồng

Vậy họ đã trả trung bình 20,000 đồng để thu hút mỗi đăng ký mới trong chiến dịch quảng cáo này.

2.6. Cost Per Click – Chi phí trên một lượt click (CPC)
CPC (Cost Per Click) được hiểu là chi phí mà doanh nghiệp phải trả sau mỗi lần người dùng click chuột vào quảng cáo. Mỗi lần khách hàng nhấp chuột tức là khách hàng có quan tâm vào quảng cáo đó. Đây là chỉ số đặc biệt quan trọng khi đo lường hiệu quả Marketing Online vì chúng cho biết mức chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đưa traffic về trang đích.

Trong quá trình cài đặt quảng cáo trên các nền tảng lớn như: Google, Youtube, Facebook đều cho phép cài đặt sẵn CPC. Khi vượt qua con số đã cài đặt thì quảng cáo trên các nền tảng này có thể tự động dừng lại.

Ví dụ cách tính chi phí trên một lượt click (CPC):

Một doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến đã chi tiêu tổng cộng 2 triệu đồng trong một chiến dịch quảng cáo trên Google Ads. Trong chiến dịch này, quảng cáo của họ đã được nhấp chuột (click) 500 lần.

CPC = Tổng chi phí / Số lượt nhấp chuột (click)

CPC = 2,000,000 đồng / 500 lần click

CPC = 4,000 đồng

Vậy công ty trả trung bình 4,000 đồng cho mỗi lượt nhấp chuột (click) trên quảng cáo của họ trong chiến dịch trực tuyến.

2.7. Cost Per Engagement – Chi phí cho mỗi lượt tương tác (CPE)
CPE (Cost Per Engagement) là chi phí mà doanh nghiệp cần phải trả khi người xem có bất kỳ hành vi nào tác động lên quảng cáo của mình. Chẳng hạn như: bày tỏ cảm xúc, share, like, dislike, bình luận, bấm vào link dưới quảng cáo, bấm nút tạm dừng, bấm vào xem page. Thậm chí là kéo xuống đọc bình luận bài quảng cáo và bày tỏ cảm xúc với bình luận ấy hoặc report page/bình luận thì CPE vẫn ghi nhận những hành vi này và tính phí.

Cách đánh giá hiệu quả Marketing Online này sẽ giúp doanh nghiệp biết được mức độ tương tác của người xem với quảng cáo của mình có hiệu quả hay không? Từ đó, doanh nghiệp có thể tìm kiếm nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp để phát triển cái hay và cải thiện những yếu tố cần khắc phục.

Ví dụ cách tính chi phí mỗi lượt tương tác (CPE):

Một công ty đã chi tổng cộng 10 triệu đồng vào chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội. Trong chiến dịch này, họ đã thu hút 1,000 lượt tương tác, bao gồm like, bình luận và chia sẻ.

CPE = Tổng chi phí / Số lượt tương tác

CPE = 10,000,000 đồng / 1,000 lượt tương tác

CPE = 10,000 đồng

Vậy họ đã trả trung bình 10,000 đồng cho mỗi lượt tương tác trong chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội.

2.8. Cost Per View – Chi phí cho mỗi lượt xem (CPV)
CPV (Cost Per View) được hiểu là chi phí mà doanh nghiệp phải trả khi người dùng xem quảng cáo video. Và ngược lại, nếu người dùng không click xem video hoặc ngừng xem video khi chưa đến khoảng thời gian bắt buộc thì doanh nghiệp sẽ không phải mất một khoản phí nào cả.

Đối với Facebook, lượt xem sẽ được tính ngay sau khi người dùng xem video được 3 giây. Thông thường, người dùng có thói quen quyết định nên xem tiếp video hay không trong khoảng 3-5 giây đầu tiên.
Đối với Google và Youtube, lượt xem sẽ được tính ngay sau khi người dùng xem video được 5 giây.
Nhờ cách đo lường này mà doanh nghiệp có thể đánh giá được nội dung video của mình có chất lượng hay không, hình ảnh, âm thanh, màu sắc,… có hấp dẫn hay không để đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.

Ví dụ về cách tính chi phí cho mỗi lượt xem (CPV):

Một công ty đã chi tổng cộng 20 triệu đồng vào quảng cáo video trên YouTube. Trong chiến dịch này, video của họ đã được xem tổng cộng 50,000 lượt.

CPV = Tổng chi phí / Số lượt xem

CPV = 20,000,000 đồng / 50,000 lượt xem

CPV = 400 đồng

Vậy công ty trên đã chi trung bình 400 đồng cho mỗi lượt xem của video quảng cáo trên YouTube.

2.9. Return on Investment – Tỷ suất hoàn vốn (ROI)
Tỷ lệ lợi nhuận thu được (ROI) là một chỉ số quản lý được sử dụng để đo lường hiệu suất tài chính của một khoản đầu tư hoặc dự án. Nó thường được tính bằng cách chia lợi nhuận ròng thu được từ đầu tư cho số tiền đầu tư ban đầu, sau đó nhân với 100 để có tỷ lệ phần trăm. ROI giúp đánh giá xem một khoản đầu tư cụ thể có đáng giá hay không và có khả năng sinh lời hay không. Nếu ROI dương (lớn hơn 0), điều này thường được coi là một dấu hiệu tích cực, cho thấy đầu tư đang sinh lợi nhuận. Ngược lại, nếu ROI âm (nhỏ hơn 0), điều này có nghĩa rằng đầu tư đang gánh lỗ.

Ví dụ cách tính tỷ lệ lợi nhuận thu được (ROI):

Một doanh nghiệp đã đầu tư 50 triệu đồng vào một chiến dịch quảng cáo trực tuyến và từ đó đã kiếm được 75 triệu đồng từ doanh số bán hàng tạo ra bởi chiến dịch đó.

ROI = ((Tổng doanh số bán – Tổng chi phí đầu tư) / Tổng chi phí đầu tư) * 100

ROI = ((75,000,000 đồng – 50,000,000 đồng) / 50,000,000 đồng) * 100

ROI = 50%

Vậy tỷ lệ lợi nhuận thu được (ROI) trong trường hợp này là 50%, tức là doanh nghiệp đã kiếm được lợi nhuận bằng một nửa số tiền họ đầu tư vào chiến dịch hoặc hoạt động kinh doanh đó.

2.10. Conversion Rate – Tỷ lệ chuyển đổi (CR)
Tỷ lệ chuyển đổi (CR) là một chỉ số quan trọng trong tiếp thị và kinh doanh trực tuyến. Nó thể hiện tỷ lệ phần trăm của người thực hiện hành động mà bạn muốn so với tổng số người truy cập trang web hoặc tham gia chiến dịch.

Công thức tính: CR = (Số lượng chuyển đổi / Số lượt truy cập) x 100.

Số lượng chuyển đổi là số người đã thực hiện hành động mục tiêu như mua hàng hoặc đăng ký. Số lượt tương tác là tổng số người đã truy cập hoặc tham gia.

CR cao thường là mục tiêu tốt, chỉ ra rằng bạn thúc đẩy nhiều người hơn thực hiện hành động mục tiêu. CR thấp có thể yêu cầu tối ưu hóa trang web hoặc chiến dịch tiếp thị.

Ví dụ cách tính tỷ lệ chuyển đổi (CR):

Một trang web bán hàng thời trang có 1,000 lượt truy cập trong một ngày. Trong ngày đó, có 50 người mua sản phẩm trên trang web.

CR = (Số lượng chuyển đổi / Số lượt truy cập) x 100

CR = (50 / 1,000) x 100

CR = 5%

Điều này có nghĩa là 5% trong tổng số lượt truy cập đã thực hiện mua sản phẩm và đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu suất kinh doanh trực tuyến

  1. Các công cụ và chỉ số đo lường cơ bản nhằm đánh giá hiệu quả chiến dịch Marketing Online
    Việc đánh giá hiệu quả là một bước quan trọng không thể thiếu khi tiến hành chiến dịch Marketing Online để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang sử dụng tài nguyên và ngân sách một cách hiệu quả. Tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể và kênh triển khai chiến dịch, doanh nghiệp sẽ cần xem xét các chỉ số đánh giá tương ứng. Hãy cùng 1ECOM tìm hiểu về những công cụ và chỉ số quan trọng để đo lường hiệu quả trong lĩnh vực này.

3.1. Google Analytics
Google Analytics là một công cụ quan trọng để đo lường và theo dõi hiệu suất trực tuyến và đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực Digital Marketing. Google Analytics cung cấp thông tin chi tiết về lượt truy cập trang web, hành vi của người dùng và hiệu suất của chiến dịch Marketing Online. Điều này giúp doanh nghiệp và các chủ sở hữu trang web hiểu rõ hơn về cách người dùng tương tác với nội dung và sản phẩm của họ, từ đó có thể điều chỉnh và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và trang web để đạt được kết quả tốt hơn.

Các chỉ số quan trọng mà doanh nghiệp cần theo dõi và đánh giá trên Google Analytics:

CTR (Tỷ lệ nhấp vào quảng cáo): Chỉ số này đo lường tỷ lệ giữa số lần người dùng nhấp vào quảng cáo và số lần quảng cáo được hiển thị.
CPA (Chi phí trung bình cho mỗi hành động): Chỉ số này đo lường chi phí trung bình bạn phải trả cho mỗi hành động mà người dùng thực hiện, chẳng hạn như đăng ký hoặc mua hàng.
CPC (Chi phí trung bình cho mỗi nhấp chuột): Đo lường chi phí trung bình bạn phải trả cho mỗi lần người dùng nhấp vào quảng cáo.
CR (Tỷ lệ chuyển đổi): Đo lường tỷ lệ phần trăm người dùng thực hiện một hành động mong muốn sau khi ghé thăm trang web hoặc tương tác với quảng cáo.
Bên cạnh đó, công cụ đo lường hiệu quả Marketing Google Analytics cũng giúp bạn xem thêm các chỉ số như: số lượt xem trang, tỷ lệ thoát trang, thời gian trung bình trên trang,… Từ đó bạn có thể biết được mức độ quan tâm của khách hàng về sản phẩm cũng như đo lường được nội dung thể hiện có đủ hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu khách hàng hay không.

(Ảnh Google Analytics)

3.2. Google Adwords
Google Ads là một nền tảng quảng cáo trả tiền mà các doanh nghiệp và cá nhân có thể sử dụng để hiển thị quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Google Ads cho phép người tiếp thị tạo ra các chiến dịch quảng cáo, chọn đối tượng mục tiêu dựa trên từ khóa, địa điểm địa lý và nhiều tiêu chí khác và quản lý ngân sách quảng cáo. Nó có thể xuất hiện dưới nhiều dạng, bao gồm quảng cáo văn bản, quảng cáo hình ảnh, quảng cáo video và nhiều loại khác nhau, giúp người tiếp thị tiếp cận khách hàng tiềm năng trong quá trình tìm kiếm thông tin trực tuyến.

Các chỉ số quan trọng cần theo dõi khi thực hiện chiến dịch trên Google Ads:

CPL (Chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng): Chi phí trung bình cho mỗi khách hàng tiềm năng hoặc thông tin liên hệ thu thập được từ quảng cáo.
CPV (Chi phí cho mỗi lượt xem): Chi phí trung bình cho mỗi lần người dùng xem một video quảng cáo.
CPE (Chi phí cho mỗi lượt tương tác): Chi phí trung bình cho mỗi lần tương tác của người dùng với quảng cáo, bao gồm cả việc nhấp vào, tương tác xã hội, hoặc xem video.
Ngoài ra, Google Ads cũng đo lường các chỉ số như CTR (Tỷ lệ Click), CPA (Chi phí trên hành động), CPC (Chi phí trên một lượt click, CR (Tỷ lệ chuyển đổi)…

(Ảnh Google Analytics CTR )

3.3. Facebook Ads
Facebook Ads là một dịch vụ quảng cáo trực tuyến, cho phép doanh nghiệp, cá nhân tạo và hiển thị quảng cáo trên nền tảng Facebook và các ứng dụng thuộc sở hữu của Facebook như Instagram, Messenger và Audience Network.

Với các chiến dịch quảng cáo trên Facebook, các nhà quản lý cần đánh giá các chỉ số sau nhằm theo dõi và tối ưu hóa chiến dịch để đạt các mục tiêu đã đề ra.

CPM (Chi phí cho mỗi 1,000 lần hiển thị): CPM đo lường chi phí của việc hiển thị quảng cáo của bạn 1,000 lần. Đây là chỉ số quan trọng khi bạn muốn tăng sự nhận diện thương hiệu.
CTR (Tỷ lệ nhấp chuột): Chỉ số này cho biết tỷ lệ giữa số lần nhấp vào quảng cáo và số lần quảng cáo được hiển thị. Nó đo lường mức độ quan tâm của người xem đối với quảng cáo của bạn.
CPC (Chi phí cho mỗi lần nhấp chuột): Đây là số tiền bạn phải trả cho mỗi lần người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn. Điều này giúp bạn đánh giá hiệu suất chi phí của chiến dịch.
CTR (Tỷ lệ chuyển đổi): Chỉ số này đo lường tỷ lệ thành công của quảng cáo trong việc thực hiện một hành động cụ thể, như đăng ký hoặc mua hàng.
CPA (Chi phí cho mỗi giao dịch hoặc hành động cụ thể): Đây là số tiền bạn phải trả để đạt được một giao dịch hoặc hành động cụ thể từ khách hàng.
Bên cạnh đó, Facebook Ads cũng thể hiện các chỉ số khác như: ROAS (Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí quảng cáo), Frequency (Tần suất), Engagement Rate (Tỷ lệ tương tác)…
3.4. Google Data studio
Chiến dịch Marketing Online thường được triển khai đa kênh với nhiều mục tiêu. Và để dễ dàng theo dõi, quản lý và đánh giá hiệu quả các kênh cách tốt nhất, hãy sử dụng Google Data Studio.

Google Data Studio là một công cụ phân tích và trình bày dữ liệu trực quan. Nó cho phép người dùng kết nối và tổ chức dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, như Google Analytics, Google Ads, Google Sheets, cơ sở dữ liệu SQL, và nhiều nguồn dữ liệu khác, sau đó tạo ra báo cáo và biểu đồ dễ đọc và trực quan.

Google Data Studio giúp người dùng tạo ra các bảng điều khiển tùy chỉnh, báo cáo thời gian thực và biểu đồ đẹp mắt để hiển thị dữ liệu một cách rõ ràng và dễ hiểu. Các nhà quản lý dễ dàng theo dõi, hiểu và chia sẻ thông tin về hiệu suất trang web, chiến dịch tiếp thị và các dự án khác bằng cách biến dữ liệu thành các báo cáo.

3.5. Các công cụ đo lường khác
Trong quá trình quản lý kết quả kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ theo dõi các chỉ số đo lường hiệu quả tích hợp sẵn trên các công cụ mà còn cần đánh giá hiệu quả các chỉ số khác (ví dụ như ROI), mà những chỉ số này khá phức tạp và không có sẵn. Để giải quyết điều này, việc sử dụng file quản lý đáng tin cậy để tự thực hiện việc tổng hợp và phân tích dữ liệu là điều quan trọng.

File quản lý dữ liệu không chỉ giúp tổng hợp các chỉ số quan trọng từ nhiều nguồn khác nhau mà còn thể hiện chúng thành một báo cáo tổng quan về hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp. File này có thể chứa các con số quan trọng về doanh thu, chi phí, số lượng chuyển đổi và các chỉ số quan trọng khác từ các nguồn dữ liệu khác nhau. Thông qua việc tổng hợp các số liệu này, bạn có thể nhanh chóng thấy được kết quả kinh doanh tổng thể và đánh giá được hiệu suất của chiến dịch.Như vậy, bạn có thể tập trung tối ưu hóa từng phần của chiến dịch để đạt được kết quả tốt nhất.

  1. Kết luận
    Marketing Online là một trợ thủ đắc lực trong việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng. Để doanh nghiệp phát triển tối đa những điểm mạnh và cải thiện những điểm chưa tốt thì cần phải đo lường và đánh giá chi tiết hiệu quả mọi quy trình trong chiến dịch. Với những thông tin chi tiết về các chỉ số và công cụ đo lường hiệu quả Marketing trên, 1ECOM hy vọng các nhà quản trị, đội ngũ Marketing doanh nghiệp có thể tìm được phương án triển khai chiến dịch hiệu quả mà vẫn tối ưu chi phí.

Để nâng cao hiệu quả chiến dịch Marketing Online thì xây dựng website là điều quan trọng hàng đầu. Tiếp đến là thực hiện chiến dịch Marketing trên các kênh truyền thông khác. Hãy liên hệ với 1ECOM ngay để có được sự hỗ trợ tốt nhất từ các chuyên gia Nhật – Việt.

1 comment

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Weekly newsletter

No spam. Just the latest releases and tips, interesting articles, and exclusive interviews in your inbox every week.

Latest

From the blog

Tool and strategies modern teams need to help their companies grow.

Một sự điều chỉnh để tăng tỷ lệ chuyển đổi trong việc bán hàng trên website Chúng ta sẽ đi tìm hiểu thêm về UX/UI để tối ưu một giao diện website, app mobi để tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng trải nghiệm khách hàng. 1. Giới thiệu về UX/UI

Tiêu đề: Phân Tích Sâu Các Chỉ Số Bán Hàng Trên Facebook: Bí Quyết Tối Ưu Hóa Doanh Số Giới Thiệu Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, việc sử dụng Facebook để kinh doanh đã trở thành một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị của doanh

cropped-2.png